Sao phim 'Triệu phú ổ chuột' Dev Patel hóa thân thành 'John Wick Ấn Độ'
Ở giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt, các triệu chứng thường liên quan đến đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi đã ở giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, trong đó có cả chân và bàn chân, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).Những triệu chứng ở chân có thể cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới gồm:Khi ung thư tuyến tiền liệt tiến triển, bệnh có thể di căn đến xương, đặc biệt là khu vực xương chậu, hông và cột sống. Sự di căn này có thể gây đau xương và suy yếu cấu trúc xương, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đứng. Ngoài ra, sự mệt mỏi và khó chịu toàn thân cũng có thể làm hạn chế khả năng vận động.Di căn xương cũng có thể gây ra những cơn đau sâu, dai dẳng và cảm giác cứng khớp. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động.Ung thư tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn các mạch bạch huyết, dẫn đến tình trạng phù bạch huyết, làm tích tụ dịch bạch huyết và gây sưng phù chân. Tình trạng này gây viêm ở các khớp chân, khiến người bệnh cảm thấy nặng nề, khó chịu và giảm khả năng vận động.Mặc dù ít phổ biến nhưng ung thư tuyến tiền liệt di căn còn gây ra những thay đổi trên da chân và bàn chân. Những thay đổi này bao gồm vùng da đỏ, ấm lên bất thường hoặc xuất hiện vết loét khó lành. Điều này là do ung thư đã ảnh hưởng đến lưu thông máu và hệ bạch huyết. Tình trạng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.Tùy vào tình hình của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị hay liệu pháp hoóc môn. Khi ung thư tiến triển đến giai đoạn muộn, khả năng khỏi bệnh giảm đáng kể do tế bào ung thư đã di căn đến xương, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác, theo Livestrong.
Hình ảnh ngày đầu tiên học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND H.Châu Đức phát biểu tại lễ công bố nhà tài trợ
Trường ĐH đầu tiên phía nam đào tạo thạc sĩ ngành quan hệ công chúng
Những ngày cuối năm là khoảnh khắc tuyệt vời để gửi lòng biết ơn đến bản thân và những người xung quanh. Nhiều người cám ơn nỗ lực của chính họ khi đã vượt qua những ngày khó khăn, những đồng nghiệp đồng hành trong công việc và cả những người thân yêu trong cuộc sống. Khoảnh khắc này hãy nhìn lại để trân trọng đồng thời hướng tới tương lai, đặt ra những mục tiêu, kế hoạch mới trong năm 2025.Trang fanpage "Sài Gòn nghen" với 2 triệu người theo dõi chia sẻ bài đăng với nội dung về ngày cuối cùng của năm 2024. "Chúc bạn và những người thân yêu một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Mong rằng tất cả sẽ có một cái tết thật ấm áp bên gia đình và bạn bè. Và giờ đây, hãy tạm gác lại mọi lo toan, dành cho bản thân một khoảng thời gian thư giãn thật sự và tràn đầy năng lượng để chào đón một năm mới với những điều tốt đẹp đang chờ", quản trị viên viết.Tài khoản Mỹ Liên viết, năm 2024 sắp khép lại để lại nhiều cảm xúc, bài học và những dấu ấn khó quên. Đó là một năm của sự cố gắng, trưởng thành và không ít thử thách. Nhìn lại hành trình đã qua, bản thân nhận ra rằng, mỗi khó khăn là cơ hội để rèn luyện, học cách kiên trì và mạnh mẽ hơn. Những niềm vui dù nhỏ bé cũng chính là động lực giúp chị tiếp tục bước đi, giữ vững niềm tin vào cuộc sống."Những người đồng hành: thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người yêu thương, hiểu mình luôn là nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ tuyệt vời nhất cho tôi. Dù không phải mọi kế hoạch đều hoàn hảo, nhưng tôi tự hào vì đã không ngừng nỗ lực. Những thành công nhỏ nhoi hay thất bại đều dạy tôi cách yêu thương bản thân hơn, trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Gửi lời cám ơn chân thành đến những người đã ở bên tôi trong hành trình đã qua. Sự yêu thương và ủng hộ của mọi người là món quà quý giá nhất mà tôi nhận được. Bước sang năm mới 2025, tôi không mong gì hơn ngoài mạnh khỏe, bình an và một trái tim luôn hướng về phía trước. Hy vọng rằng tôi sẽ tiếp tục đón nhận những thử thách mới với sự can đảm và khát khao khám phá", chị trải lòng. Anh Dương Quốc Đỉnh (quê ở Bạc Liêu) chia sẻ, tốt nghiệp đại học, bản thân may mắn có một công việc gần nhà ổn định. Trừ những lúc đi công tác hay đi chơi, anh đều về nhà để ăn cơm cùng gia đình. Năm 2023, anh đã có 30 ngày liên tiếp với những bữa cơm một mình để nhận ra bữa cơm gia đình là một trong những điều quý giá, một nét truyền thống đẹp của người Việt. Bữa cơm gia đình là nơi mọi người cùng nhau sum họp, trò chuyện sau một ngày dài làm việc. Bữa cơm gia đình không cần phải cầu kỳ những món ăn thật ngon nhưng đó là nơi anh được ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu. Cơm quán ăn mãi rồi cũng sẽ ngán nhưng vị cơm mẹ nấu ăn mấy chục năm vẫn nhớ hoài, không nơi đâu có thể thay thế được.Năm 2024, anh đã ăn cùng gia đình hơn 800 bữa cơm, là những khoảnh khắc anh nhận ra hạnh phúc là đây, khi tất cả những người thân yêu vẫn mạnh khoẻ. Anh may mắn vì không phải đợi đến tết hay các dịp lễ mới được ăn những bữa cơm sum họp. Anh hạnh phúc vì mỗi lần chỉ cần nói với mẹ: "Mẹ ơi, tự nhiên con thèm ăn món này quá!" thì lập tức bữa sau mẹ làm ngay món đó."Vị cơm nhà thật đặc biệt trong ký ức của mỗi người. Bếp củi của mẹ vẫn cháy đỏ, hương củi hòa quyện cùng ánh nắng chiều, gió khẽ đưa hương lan tỏa khắp gian nhà. Một mùi vị thật quen thuộc, chứa đựng cả tuổi thơ, nhớ cả những lần mẹ nhờ nhóm lửa mà cả tiếng vẫn chưa cháy, rồi phải cầu cứu mẹ. Giờ đây bếp gas, bếp điện có đủ rất tiện lợi nhưng vị cơm nấu bằng bếp củi vẫn ngon khó tả", anh Đỉnh viết, Bữa cơm nhà là khi tất cả thành viên cùng đợi nhau sau những giờ bôn ba cuộc sống. Là khi mình được thoải mái ăn những món mình thích. Là khi mình dù bận đến mấy vẫn dành thời gian cho gia đình. Còn bạn năm 2024 đã ăn cơm cùng gia đình bao nhiêu lần?
Ngày 24.2, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy sau sáp nhập và công tác cán bộ.Theo đó, tỉnh Cà Mau hợp nhất và thành lập các sở mới. Sở Tài chính được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính, do ông Nguyễn Đức Thánh, nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức giám đốc. Sở Xây dựng được thành lập từ việc sáp nhập Sở Xây dựng và Sở GTVT, ông Dư Minh Hùng, nguyên Giám đốc Sở GTVT, làm giám đốc. Sở KH-CN mới được thành lập từ việc hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT, do ông Trần Văn Trung, nguyên Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức giám đốc.Sở Nội vụ được thành lập từ việc hợp nhất Sở Nội vụ với Sở LĐ-TB-XH, do ông Phạm Chí Hải làm giám đốc.Sở Nông nghiệp - Môi trường được thành lập từ sự hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT, hiện chưa có giám đốc.UBND tỉnh Cà Mau cũng công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự tại một số sở, ngành. Bà Nguyễn Thu Tư, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Dân tộc - Tôn giáo. Ông Nguyễn Quốc Thanh, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, giữ chức Giám đốc Sở VH-TT-DL. Ông Nguyễn Văn Đen, nguyên Phó giám đốc Sở TT-TT, được điều động làm Phó giám đốc Sở VH-TT-DL. Hội nghị cũng công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, UBND tỉnh chính thức thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - UBND tỉnh Cà Mau, do bà Quách Thị Thu Thảo giữ chức Bí thư Đoàn.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, ghi nhận và biểu dương những cán bộ đã chủ động viết đơn nghỉ hưu trước tuổi hoặc tự nguyện nhận nhiệm vụ cấp phó khi đang giữ vị trí cấp trưởng, giúp công tác sắp xếp tổ chức bộ máy diễn ra thuận lợi."Việc thông qua các nghị quyết và công bố các quyết định hôm nay là một dấu mốc lịch sử, mở ra trang mới trong công tác lãnh đạo, quản trị của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị giải thể hoặc chuyển chức năng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, trong khi các đơn vị mới được thành lập sẽ gánh vác trách nhiệm đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Việc sắp xếp bộ máy lần này không chỉ thể hiện quyết tâm tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Cà Mau", ông Hải nhấn mạnh.
Top 10 kem trị sẹo rỗ, sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi
Sau khi đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cô gái mắc kẹt dưới cửa cuốn khi đang dắt xe máy ra khỏi nhà lan truyền trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng sự bất cẩn của cô gái đã khiến chính cô rơi vào tình huống nguy hiểm. Vậy vì sao điều khiển lúc này lại mất tác dụng?Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Minh Thông (51 tuổi, là chủ một xưởng sắt ở quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết cửa cuốn thường có 2 loại, 1 loại đẩy tay và 1 loại chạy bằng motor. Trong clip cô gái bị kẹt dễ nhận thấy đây là loại cửa tự động, nâng hạ bằng remote (điều khiển)."Theo đoạn clip thì cửa cuốn này không có cảm ứng, có thể là do remote bị hư, hoặc cũng có thể là hết pin, làm chậm nhận sóng" - ông Thông cho biết.Trong video, cô gái đã rất bất lực khi cánh cửa vẫn cứ hạ xuống sát đất, cho đến khi cô luồng xuống bàn để chân của xe máy thì mới chật vật thoát khỏi cánh cửa. Nguyên nhân là vì trước đó vài giây, cô gái lùi xe ra trong lúc cửa đang hạ xuống. Đây cũng là thói quen chủ quan của nhiều người, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo rời đi trong lúc cửa đã sập xuống hết. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong video này là một lời cảnh tỉnh với ai có thói quen đó.Vào tháng 4.2023, Báo Thanh Niên đã đưa tin về một vụ tai nạn thương tâm cũng liên quan đến cửa cuốn ở tỉnh Quảng Ninh khiến 1 bé trai 11 tuổi tử vong.Qua điều tra, vụ việc xảy ra vào sáng 2.4.2023, bé trai bị cửa cuốn của gia đình đè lên người. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình và hàng xóm đã đưa cháu bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.Cảnh báo về những trường hợp nguy hiểm như vừa nêu, ông Trần Minh Thông cho biết phải thường xuyên kiểm tra và thay pin cho remote cảm ứng cửa cuốn để tránh những sự cố, thậm chí là phải thật cẩn trọng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc."Nên thay pin cho remote từ 4 đến 6 tháng một lần. Nếu như có gắn hệ thống cảm ứng rồi thì cũng phải đề phòng lúc sét đánh hoặc chuột cắn dây điện, sẽ làm hệ thống hư" - Ông Thông nói.Ông cũng khuyên không nên "tiết kiệm thời gian" như cô gái trong video, phải thoát ra khỏi cửa rồi mới bấm điều khiển. Tốt nhất là nên để cửa ở vị trí cao nhất lúc đi ngang qua cửa.

Nữ 'đại gia' nằm trong hồ sơ Panama chiếm đoạt 3,2 triệu USD của đối tác
Phát hiện cách truy cập nhanh Gemini AI trên Google Chrome
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bí quyết để Song Hye Kyo giảm thành công 17kg và tái tạo vẻ đẹp thanh xuân
Liên quan vụ tài xế Mercedes và xe máy xô xát trong làn hỗn hợp gây xôn xao mạng xã hội mới đây, cơ quan chức năng thông tin ban đầu. Theo đó, tình huống này cả 2 cùng đánh nhau, không phải chỉ mình người đi xe máy bị đánh chảy máu sau va chạm. Ngày 22.2, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, Công an P.Thạnh Xuân (Q.12) đang tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý về tội gây rối trật tự công cộng với người liên quan.Trước đó, khoảng 17 giờ 45 phút ngày 14.2, anh N.T.T (37 tuổi, ngụ P.Thạnh Xuân) chạy xe máy chở con đi học về trên đường Đỗ Mười (Quốc lộ 1 cũ) đi từ hướng cầu vượt Tân Thới Hiệp đến cầu Rạch Sâu 1 (đoạn thuộc KP.2, P.Thạnh Xuân).Đang di chuyển ở làn đường trong cùng, có dải phân cách cứng với bên ngoài, anh T. thấy có chiếc xe Mercedes đi cùng làn nên chạy lên nói: "Anh chạy xe hết làn xe máy, xe chạy phía sau không lên được".Tài xế xe Mercedes bước ra khỏi xe trả lời: "Xe ô tô kia bị hư nên chạy xe làn đường này, mày chặn đầu xe tao, mày chặn lầm người". Hai bên lời qua tiếng lại và xảy ra xô xát.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Như vậy là ý thức giao thông chưa tốt, cần phải điều chỉnhLàm việc theo pháp luật, họ không sai luật thì có gì phải lên ánKhácTài xế Mercedes dùng tay đấm vào cằm anh T. chảy máu, đấm vào mặt khiến mặt anh bị sưng. Anh T. lấy tay đánh lại và được người dân can ngăn. Sau đó, hai người tự giải tán đi về.Công an P.Thạnh Xuân đã mời cả 2 lên làm việc và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý tội gây rối trật tự công cộng. Đáng chú ý, sự việc xảy ra trên làn hỗn hợp, không phải làn đường dành riêng xe 2 bánh.Sự việc sau đó được người đi đăng quay lại, đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người.Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, việc xô xát của người đi xe máy và tài xế Mercedes ở trên là một tình huống khá phổ biến trong quá trình tham gia giao thông hiện nay. Nhiều người đi xe máy không quan sát biển báo, mặc định làn đường trong cùng là làn dành riêng cho xe 2 bánh. Từ đó, dẫn đến bức xúc khi thấy chiếc xe ô tô xuất hiện ở cùng làn đường với mình.Ngoài ra, sự nóng nảy, thiếu kiềm chế khi tham gia giao thông của cả 2 người trong sự việc đã dẫn tới những hậu quả về sau. Trước mắt, cả hai bị cơ quan chức năng mời làm việc, sau đó nữa là điều tra xử lý về tội gây rối trật tự công cộng.Theo CSGT, làn đường hỗn hợp là làn đường mà các loại phương tiện giao thông đường bộ như: xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt, xe tải... được di chuyển cùng lúc. Về luật, các xe 4 bánh không bắt buộc phải nhường phần đường sát bên phải cho xe 2 bánh ở làn đường này. Nhưng về ý thức tham gia giao thông, xe 4 bánh có thể chủ động chừa một khoảng sát lề để xe 2 bánh di chuyển.Vào giờ cao điểm, xe đông, những bức xúc âm ỉ về quan niệm "ngồi trong ô tô mát thì đừng giành đường với xe máy" lại được đẩy lên cao trào. Do vậy, khi tham gia giao thông trên đường, người dân cần tiết chế, giữ bình tĩnh, quan sát để di chuyển an toàn, tránh "giọt nước tràn ly".1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;d) Xúi giục người khác gây rối;đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;e) Tái phạm nguy hiểm.
đội tuyển việt nam cầu thủ
Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư